Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cuộc cách mạng bị đè bẹp và con rối Hy Lạp
“Cuộc cách mạng ở Hy Lạp đã bị nghiền nát và giờ đây đất nước này đang thực sự trở thành một con rối của Châu Âu”, một nhà nghiên cứu thuộc cánh tả đã thốt lên như vậy sau khi chứng kiến việc Hy Lạp đạt được một thỏa thuận với các quan chức Liên minh châu Âu về một gói cứu trợ mới được gia hạn thêm 4 tháng.

 



 


Người dân Hy Lạp mừng vui, chính phủ Hy Lạp thì mạnh miệng tuyên bố cứ như thể họ đang là bá chủ trên thế giới. Nhưng đằng sau tất cả những vẻ bề ngoài hào nhoáng ấy, sự phản ứng của người Hy Lạp mà nhiều người gọi là một cuộc cách mạng đó, đã bị nghiền nát một cách không thương tiếc, và Athens giờ đây chẳng khác nào một con rối của EU.

 

Bỏ qua tất cả những tin tức có vẻ ngoài hào nhoáng liên quan đến việc Athens chính thức đạt được một thỏa thuận về một gói cứu trợ mới để giúp Hy Lạp tránh khỏi một sự sụp đổ do vỡ nợ, giới phân tích đang quan tâm về những gì thực sự diễn ra đã bị che đậy ở phía sau bức màn che. 

 

Người dân Hy Lạp đang trở nên sung sướng hơn bao giờ hết, khi mà tân chính phủ của thủ tướng Tsipras đã thực hiện một phần lời hứa về việc nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, sự sung sướng ấy đang cản trở những người dân của đất nước Nam Âu này nhận ra sự bất thường đằng sau những sự kiện tốt đẹp ấy.

 

Sự bất thường ấy, thể hiện rõ ràng đến nỗi bất cứ một nhà phân tích hạng xoàng nào cũng có thể nhận ra. Trong suốt gần một tháng qua, chính phủ Hy Lạp chạy đôn chạy đáo để đưa ra hàng loạt các yêu cầu đàm phán về việc các chủ nợ của nước này – phần lớn là các nước EU – giảm nợ cho Hy Lạp, những yêu cầu đó đã phải hứng chịu sự thờ ơ của hầu hết các nước EU. 

 

Bí thế, Athens đành phải giảm xuống trở thành một yêu cầu gia hạn khoản nợ của Hy Lạp sẽ hết hạn trong một vài ngày tới. Nếu không được gia hạn, Hy Lạp sẽ gần như chắc chắn đối mặt với nguy cơ ngân sách trống rỗng khi khoản tiền mà Hy Lạp phải thanh toán trong vài ngày tới xấp xỉ với toàn bộ số tiền mà chính phủ nước này có trong tay. Điều đó đồng nghĩa với việc, Hy Lạp phải đối mặt với một sự sụp đổ toàn bộ hệ thống kinh tế trước khi họ có thể tiếp tục lớn tiếng đòi các nước EU giảm nợ.

 

Cay đắng hơn nữa, là việc Đức – nước chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp và là thành viên nắm giữ nhiều quyền lực nhất tại EU – đã từ chối thẳng thừng lời yêu cầu gia hạn nợ của Athens. Ai cũng biết, người Đức đang “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng tình thế quẫn bách của Hy Lạp để ép chính phủ nước này phải chấp nhận các điều khoản ràng buộc đối với khoản vay mới. Các chuyên gia kỳ cựu nhất cũng cho rằng Hy Lạp sẽ buộc phải chấp thuận các yêu sách này để tránh cho nước này rơi vào tình trạng sụp đổ kinh tế. 

 

EU đang nắm đằng chuôi và Hy Lạp không còn cách nào khác ngoài việc chấp thuận. Và thực tế là Athens đã chấp thuận, một thỏa thuận về một gói cứu trợ mới có thời hạn 4 tháng đã được thông qua, và đổi lại là việc cái điều kiện ràng buộc Hy Lạp đang xiết chặt hơn. Chính phủ của tân thủ tướng Alexis Tsipras sẽ phải chấp nhận việc kiểm soát tham nhũng, bất cập trong hệ thống chính sách và hệ thống thuế.

 

Nhưng, mấu chốt của vấn đề nằm ở cái cách mà chính phủ Hy Lạp đang tuyên bố về thỏa thuận cứu trợ mới này. Trên thực tế đó là một sự thất bại thảm hại đối với những tham vọng của tân chính phủ mới ở Athens, chính phủ Hy Lạp đã phải chấp nhận thỏa hiệp sau một ván bài mà họ hoàn toàn ở thế yếu. 

 

Nhưng những nhà lãnh đạo nước này đang nói về nó như một chiến thắng, “chúng tôi đã chiến thắng một trận chiến, nhưng những khó khăn thực sự vẫn đang chờ đợi ở các trận chiến mới ở phía trước”, thủ tướng Tsipras đã phát biểu như thế sau khi khi thỏa thuận cứu trợ mới được thông qua. Còn người dân Hy Lạp thì đang phát cuồng trong sung sướng khi họ tưởng rằng cuộc thách thức EU của những nhà lãnh đạo nước họ đã thành công khi EU buộc phải nhượng bộ. 

 

Thực tế những gì diễn ra lại đang ngược lại với những ảo vọng đó. Người chiến thắng trong cuộc đàm phán vừa qua là EU, và họ đã chấp thuận yêu cầu của chính phủ Hy Lạp với những điều kiện mà ai cũng hiểu là sẽ tăng sự phụ thuộc và mức độ ràng buộc của Hy Lạp đối với EU. Các chuyên gia cho rằng, với việc chấp nhận thỏa ước này, Hy Lạp đã thực sự nằm trong tay EU.

 

Cựu thủ tướng Thái Lan, Thaksin Sinawatra sau khi cắn răng chấp nhận khoản vay từ IMF để cứu đất nước thoát khỏi tình trạng nguy kịch đã tuyên thệ dưới lá quốc kỳ Thái Lan rằng ông sẽ không bao giờ để Thái Lan phải vay nợ IMF thêm một lần nào nữa. Sở dĩ như vậy là vì Thaksin hiểu rõ cái giá phải trả cho những khoản vay đó lớn đến mức nào. 

 

Còn tân thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras lại đang nói về khoản cứu trợ mới như một chiến thắng dù bất cứ nhà phân tích nào cũng hiểu Hy Lạp hoàn toàn không có cơ hội giành chiến thắng trong một cuộc đàm phán tay đôi sòng phẳng với EU. Một thứ không đến từ một chiến thắng như một chiến lợi phẩm, thì nó chỉ có thể là một sự ban ơn, hay nói chính xác hơn là một sự ràng buộc giành cho kẻ bại trận. 

 

EU đã tức giận điên người trước những phát biểu ngạo mạn của Tsipras trước đây, nhưng giờ đây họ lại đang im lặng trước một phát biểu mà tân thủ tướng Hy Lạp gọi là một chiến thắng trong cuộc đàm phán giữa EU và Hy Lạp. Đơn giản là vì, EU biết rằng họ đã nắm được Hy Lạp trong tay.

 

Dù đây mới chỉ là gói cứu trợ có thời hạn 4 tháng, và vấn đề cốt lõi của Hy Lạp về nợ công sẽ được bàn luận sau đó, nhưng giới phân tích cho rằng mọi thứ đã ngã ngũ. Hy Lạp đã nằm trọn trong tay EU như một con rối. 

 

Cuộc cách mạng ở Hy Lạp mà nhiều người kỳ vọng sẽ đem lại những điều kiện sống tốt hơn cho phần lớn các nước thành viên EU đang phải chấp nhận cảnh thắt lưng buộc bụng đã bị nghiền nát một cách không thương tiếc, dù người dân Hy Lạp vẫn đang reo hò sung sướng thì đây chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi cái cùm trên cổ họ giãn bớt ra trước khi kẹp chặt thêm mà thôi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Khủng hoảng Ukraina: Một năm nhìn lại (23-02-2015)
    Chuyên gia Mỹ: ‘IS là quân đội Mỹ trá hình’ (23-02-2015)
    Sự trỗi dậy của Ấn Độ trên bàn cờ địa chính trị quốc tế (22-02-2015)
    Hy Lạp: Chấm dứt căng thẳng với Châu Âu về gói cứu trợ? (22-02-2015)
    Các vụ tấn công Myanmar được phát động từ Trung Quốc (22-02-2015)
    Đông - Tây dàn thế trận (22-02-2015)
    Vì Nga, Ấn Độ "phũ phàng" với Pháp? (18-02-2015)
    Nước Đức cần làm gì để thống lĩnh Châu Âu? (18-02-2015)
    Nga đứng đầu danh sách “kẻ thù lớn nhất” của Mỹ (18-02-2015)
    Hungary biểu tình phản đối TT Putin (17-02-2015)
    Những bí ẩn lớn trong lịch sử nhân loại (17-02-2015)
    TQ mưu toan thống trị Thái Bình Dương? (17-02-2015)
    Nga sẽ đáp trả lệnh trừng phạt mới từ EU (17-02-2015)
    Hồi giáo - bài toán khó của Châu Âu (17-02-2015)
    Lý do đằng sau việc Ai Cập mua máy bay của Pháp (16-02-2015)
    Khi các ông lớn tranh giành cường quốc Châu Á (16-02-2015)
    Nga đơn độc trong cuộc chiến chống các cường quốc? (16-02-2015)
    Các nước lớn vừa tranh đua, vừa tranh thủ (15-02-2015)
    Thế giới đối đầu thách thức năm 2015 (15-02-2015)
    Bà Clinton chê châu Âu yếu đuối trước ông Putin (15-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153029249.